Ý kiến thăm dò
Liên kết Website
TUYÊN TRUYỀN THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
TUYÊN TRUYỀN THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
TUYÊN TRUYỀN
THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
1. Thực hành tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn:
- Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
- Nấu chín kĩ trước khi ăn.Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
- Ăn ngay sau khi nấu.hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
- Nấu lại thức ăn thật kĩ.Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
2. Thực hành bảo quản thực phẩm tốt (GSP).
- Thực phẩm cần được bảo quản lưu giữ trong khu vực chuyên dùng;
- Đồ đựng, bao gói, thực phẩm phải an toàn;
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn;
- không để ô nhiêm chéo trong quá trình bảo quản;
- Bảo đảm thời gian bảo quản;
- Không dùng các chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định;
3. Thực hành tốt: Lưu thông phân phối thực phẩm (GDP).
- Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm;
- Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm;
- Giữ nhiệt đô an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
- Không làm biến tính, thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình lưu thông, phân phối.
- Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho khách hàng cần để trong các vật liệu sạch sẽ, không độc, chắc chắn, che đậy kín, không để hư hỏng, ô nhiêm
- Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín, thời gian sau khi nấu đến khi ăn không để quá 5h.
4. Thực hành tốt: nhãn mác thực phẩm (GLP)
4.1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn đầy đủ nội dung theo quy định.
- Tên hàng hóa thực phẩm;
- Địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm
- Định lượng của hàng hóa thực phẩm
- Thành phần cấu tạo
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng
- Xuất xứ hàng hóa (hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu)
4.2. Thực phẩm tươi sống, chế biến không có bao gói sẵn, đồ ăn, đồ uống có giá trị tiêu dùng trong vòng 24h.
- Phải biết rõ nguồn gốc an toàn
- Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi bọ, mưa, gió, bụi
- Dụng cụ bao gói chứa đựng phải sạch không gây thôi nhiễm, ô nhiễm.
5. Thực hành tốt bàn tay (GHP)
5.1. Rửa tay sau khi;
- Đi toilet
- Tiếp xúc với thực phẩm sống
- Xỉ mũi
- Đụng tay vào rác;
- Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận trên cơ thể;
- Hút thuốc
- Đụng tay vào súc vật
- Mỗi lần nghỉ
5.2. Rửa tay trước khi ăn: Tiếp xúc với thực phẩm; chế biến; tiếp xúc với thực phẩm chín.
5.3. Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Cấm lau khô, chùi vào quần áo, váy tạp dề.
5.4. Rửa tay kỹ bắng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngòn tay và nếp móng tay.
5.5. Không để móng tay dài nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
6. Thực hàng vệ sinh cá nhân.
- Duy trì hàng năm khám sức khỏe định kỳ
- thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Thực hiện thực hành tốt bàn tay
- Phải có quần áo công tác sạch sẽ
- Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị các bệnh truyền nhiễm.
- Tháo bỏ đồ trang sức khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm.
- Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực chế biến và phục vụ ăn uống.
Thanh Bình
TUYÊN TRUYỀN THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
TUYÊN TRUYỀN THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
TUYÊN TRUYỀN
THỰC HÀNH TỐT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
NHẰM PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ Ô NHIỄM THỰC PHẨM
1. Thực hành tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn:
- Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
- Nấu chín kĩ trước khi ăn.Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.
- Ăn ngay sau khi nấu.hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.
- Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
- Nấu lại thức ăn thật kĩ.Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.
- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).
- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.
2. Thực hành bảo quản thực phẩm tốt (GSP).
- Thực phẩm cần được bảo quản lưu giữ trong khu vực chuyên dùng;
- Đồ đựng, bao gói, thực phẩm phải an toàn;
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn;
- không để ô nhiêm chéo trong quá trình bảo quản;
- Bảo đảm thời gian bảo quản;
- Không dùng các chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định;
3. Thực hành tốt: Lưu thông phân phối thực phẩm (GDP).
- Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm;
- Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm;
- Giữ nhiệt đô an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
- Không làm biến tính, thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình lưu thông, phân phối.
- Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho khách hàng cần để trong các vật liệu sạch sẽ, không độc, chắc chắn, che đậy kín, không để hư hỏng, ô nhiêm
- Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín, thời gian sau khi nấu đến khi ăn không để quá 5h.
4. Thực hành tốt: nhãn mác thực phẩm (GLP)
4.1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn đầy đủ nội dung theo quy định.
- Tên hàng hóa thực phẩm;
- Địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thực phẩm
- Định lượng của hàng hóa thực phẩm
- Thành phần cấu tạo
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản
- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng
- Xuất xứ hàng hóa (hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu)
4.2. Thực phẩm tươi sống, chế biến không có bao gói sẵn, đồ ăn, đồ uống có giá trị tiêu dùng trong vòng 24h.
- Phải biết rõ nguồn gốc an toàn
- Thức ăn phải được bảo quản sạch, chống ruồi bọ, mưa, gió, bụi
- Dụng cụ bao gói chứa đựng phải sạch không gây thôi nhiễm, ô nhiễm.
5. Thực hành tốt bàn tay (GHP)
5.1. Rửa tay sau khi;
- Đi toilet
- Tiếp xúc với thực phẩm sống
- Xỉ mũi
- Đụng tay vào rác;
- Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận trên cơ thể;
- Hút thuốc
- Đụng tay vào súc vật
- Mỗi lần nghỉ
5.2. Rửa tay trước khi ăn: Tiếp xúc với thực phẩm; chế biến; tiếp xúc với thực phẩm chín.
5.3. Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Cấm lau khô, chùi vào quần áo, váy tạp dề.
5.4. Rửa tay kỹ bắng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngòn tay và nếp móng tay.
5.5. Không để móng tay dài nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
6. Thực hàng vệ sinh cá nhân.
- Duy trì hàng năm khám sức khỏe định kỳ
- thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Thực hiện thực hành tốt bàn tay
- Phải có quần áo công tác sạch sẽ
- Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị các bệnh truyền nhiễm.
- Tháo bỏ đồ trang sức khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm.
- Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực chế biến và phục vụ ăn uống.
Thanh Bình