Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
21
Hôm qua:
1044
Tuần này:
1065
Tháng này:
7793
Tất cả:
1255463

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC

CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

I. Một số dấu hiệu cần chú ý phòng tránh lừa đảo qua điện thoại

1. Những cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Biến tướng thành nhiều hình thức tinh vi và nguy hiểm các đối tượng xấu giả danh cơ quan công an tòa án bệnh viện hoặc các tổ chức có uy tín để lừa dối, đe dọa và gây áp lực tâm lý cho người dân. Nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo kiểu này thường là những người cao tuổi, ít giao tiếp xã hội, không có thông tin mới. Mặc dù đã có nhiều cơ quan chức năng và báo chí cảnh báo về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người vô tình bị mắc bẫy. Một số hành vi lừa đảo thông qua cuộc gọi giả danh cơ quan nhà nước như giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên bệnh viện... yêu cầu cung cấp thông tin để xử lý vụ án; chuyển tiền ngay để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập phục vụ điều tra… Theo quy định của pháp luật để làm việc với người dân, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Vì vậy, nếu nhận được cuộc gọi tự xưng là công an, nhân viên tòa án... người dân cần cảnh giác và bình tĩnh giải quyết. 2. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân sau đó chuyển khoản

Đây là dấu hiệu lừa đảo đang phổ biến nhất hiện nay: Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân như: Đầy đủ họ tên quê quán, số điện thoại, số căn cước công dân, số thẻ tín dụng, mật khẩu hay thông tin tài khoản ngân hàng. Một ví dụ cụ thể như sau:

“Xin chào tôi là đại diện của ngân hàng xxx. Tài khoản của bạn sắp bị khóa và phong tỏa tiền mặt; chúng tôi cần thông tin tài khoản của bạn để xác minh và giải quyết vấn đề này. Bạn vui lòng cung cấp cho tôi số tài khoản và mật khẩu của bạn?”.

Dễ dàng nhận thấy, kẻ lừa đảo sẽ khởi đầu bằng cách giả mạo một “vấn đề” sau đó yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển khoản tiền để “giải quyết vấn đề” Nếu bạn cung cấp thông tin của mình, kẻ lừa đảo có thể truy cập vào tài khoản và lấy cắp tiền của bạn. Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc điện thoại không rõ người gọi.

3. Những cuộc gọi từ những số lạ đầu số lạ

Để số lượng lớn, kẻ lừa đảo cũng thường sử dụng số điện thoại không đăng ký đầu số lạ, những cuộc gọi hay tin nhắn đến từ nước ngoài sẽ xuất hiện ký 4 hiệu cộng (+) hoặc 0 ở đầu số và hai chữ số tiếp theo không phải là 84 - mã số quốc gia của Việt Nam để thực hiện cuộc gọi. Vậy nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào đó có thể là một dấu hiệu lừa đảo.

4. Những cuộc gọi kèm theo lời mời chào hấp dẫn, không thực tế

Không chỉ giả danh cơ quan chức năng kẻ lừa đảo còn giả danh các công ty, doanh nghiệp hoặc ngành nghề khác nhau như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí... rồi liên lạc với người dân thông qua điện thoại hoặc tin nhắn. Những cuộc gọi này nội dung thường báo tin người dân đã trúng thưởng một phần quà hay chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về. Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng người dân bị yêu cầu mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền. Điều này đặc biệt rất nguy hiểm vì khi người dân điền thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, tài khoản ngân hàng sẽ bị chiếm đoạt, tài sản bị lấy cắp.

II. Hướng dẫn cách thức phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác

1. Phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông (qua phòng Quản lý Bưu chính - Viễn thông, điện thoại: 02373.713.995, email: bcvt.stttt@thanhhoa.gov.vn) hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo vụ việc.

2. Phản ánh qua Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 hoặc 156 của Bộ Thông tin và Truyền thông với 03 cách như sau:

Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp

- Phản ánh cuộc gọi rác: V [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 (hoặc 156).

- Phản ánh cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi có d u hiệu lừa đảo] gửi 5656 (hoặc 156).

- Phản ánh tin nhắn rác: S [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 (hoặc 156).

Cách 2: Gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có d u hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, trích dẫn một số nội dung liên quan ) theo hướng dẫn của bộ phận ch m sóc khách hàng của các nhà mạng.

Cách 3: Phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thực hiện theo hướng dẫn tại website https://thongbaorac.ais.gov.v

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

DẤU HIỆU VÀ CÁCH THỨC PHẢN ÁNH TIN NHẮN RÁC

CUỘC GỌI LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOÁI.

I. Một số dấu hiệu cần chú ý phòng tránh lừa đảo qua điện thoại

1. Những cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Biến tướng thành nhiều hình thức tinh vi và nguy hiểm các đối tượng xấu giả danh cơ quan công an tòa án bệnh viện hoặc các tổ chức có uy tín để lừa dối, đe dọa và gây áp lực tâm lý cho người dân. Nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo kiểu này thường là những người cao tuổi, ít giao tiếp xã hội, không có thông tin mới. Mặc dù đã có nhiều cơ quan chức năng và báo chí cảnh báo về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người vô tình bị mắc bẫy. Một số hành vi lừa đảo thông qua cuộc gọi giả danh cơ quan nhà nước như giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án, nhân viên bệnh viện... yêu cầu cung cấp thông tin để xử lý vụ án; chuyển tiền ngay để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập phục vụ điều tra… Theo quy định của pháp luật để làm việc với người dân, cơ quan chức năng sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Vì vậy, nếu nhận được cuộc gọi tự xưng là công an, nhân viên tòa án... người dân cần cảnh giác và bình tĩnh giải quyết. 2. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân sau đó chuyển khoản

Đây là dấu hiệu lừa đảo đang phổ biến nhất hiện nay: Kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân như: Đầy đủ họ tên quê quán, số điện thoại, số căn cước công dân, số thẻ tín dụng, mật khẩu hay thông tin tài khoản ngân hàng. Một ví dụ cụ thể như sau:

“Xin chào tôi là đại diện của ngân hàng xxx. Tài khoản của bạn sắp bị khóa và phong tỏa tiền mặt; chúng tôi cần thông tin tài khoản của bạn để xác minh và giải quyết vấn đề này. Bạn vui lòng cung cấp cho tôi số tài khoản và mật khẩu của bạn?”.

Dễ dàng nhận thấy, kẻ lừa đảo sẽ khởi đầu bằng cách giả mạo một “vấn đề” sau đó yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển khoản tiền để “giải quyết vấn đề” Nếu bạn cung cấp thông tin của mình, kẻ lừa đảo có thể truy cập vào tài khoản và lấy cắp tiền của bạn. Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc điện thoại không rõ người gọi.

3. Những cuộc gọi từ những số lạ đầu số lạ

Để số lượng lớn, kẻ lừa đảo cũng thường sử dụng số điện thoại không đăng ký đầu số lạ, những cuộc gọi hay tin nhắn đến từ nước ngoài sẽ xuất hiện ký 4 hiệu cộng (+) hoặc 0 ở đầu số và hai chữ số tiếp theo không phải là 84 - mã số quốc gia của Việt Nam để thực hiện cuộc gọi. Vậy nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào đó có thể là một dấu hiệu lừa đảo.

4. Những cuộc gọi kèm theo lời mời chào hấp dẫn, không thực tế

Không chỉ giả danh cơ quan chức năng kẻ lừa đảo còn giả danh các công ty, doanh nghiệp hoặc ngành nghề khác nhau như bưu điện, xổ số, du lịch, giải trí... rồi liên lạc với người dân thông qua điện thoại hoặc tin nhắn. Những cuộc gọi này nội dung thường báo tin người dân đã trúng thưởng một phần quà hay chương trình khuyến mãi có giá trị cao hoặc đang có bưu phẩm từ nước ngoài gửi về. Tuy nhiên, để nhận được phần thưởng người dân bị yêu cầu mua một sản phẩm hoặc chuyển trước một khoản tiền. Điều này đặc biệt rất nguy hiểm vì khi người dân điền thông tin cá nhân vào các đường link website giả mạo do các đối tượng gửi đến, tài khoản ngân hàng sẽ bị chiếm đoạt, tài sản bị lấy cắp.

II. Hướng dẫn cách thức phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác

1. Phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông (qua phòng Quản lý Bưu chính - Viễn thông, điện thoại: 02373.713.995, email: bcvt.stttt@thanhhoa.gov.vn) hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để trình báo vụ việc.

2. Phản ánh qua Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác qua tổng đài 5656 hoặc 156 của Bộ Thông tin và Truyền thông với 03 cách như sau:

Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp

- Phản ánh cuộc gọi rác: V [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 (hoặc 156).

- Phản ánh cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi có d u hiệu lừa đảo] gửi 5656 (hoặc 156).

- Phản ánh tin nhắn rác: S [Số điện thoại - nguồn phát tán] [Nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 (hoặc 156).

Cách 2: Gọi tới đầu số 156 để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có d u hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, trích dẫn một số nội dung liên quan ) theo hướng dẫn của bộ phận ch m sóc khách hàng của các nhà mạng.

Cách 3: Phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác và thực hiện theo hướng dẫn tại website https://thongbaorac.ais.gov.v

Công khai danh mục TTHC